Thoát Vị Bẹn
-Nhìn chung bệnh thoát vị bẹn lúc ban đầu thường không gây đau đớn nhưng để lâu dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nên khi phát hiện có những dấu hiệu sau dây người bệnh hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và các cách điều trị của mình .
- Thoát vị là do một điểm yếu của thành cơ bụng khiến các tạng bên trong phúc mạc ra. Thoát vị có thể phát sinh ở nhiều bộ phận của cơ thể như: bẹn, rốn, đùi, bìu, môi lớn (ở nữ giới). Thoát vị bẹn ở nam giới được định vị ở háng khi ruột chui tọt xuống bẹn, thậm chí chui luôn vào bìu. Lý do có hiện tượng đó, bởi vì, ống bẹn là đường đi của tinh hoàn từ ổ bụng xuống bìu trong thời kỳ phôi thai vào tuần thứ 12 cuối thai kỳ.
- Thoát vị bẹn chúng ta có thể nhìn và sờ thấy khôi u hay gọi là khối phình ở gần bẹn, đôi khi nó chui cả xuống bìu. Khối phình này sẽ thay đổi kích thước theo từng cử chỉ hành động, hoạt động của người bị bệnh . Biểu hiện rõ khi ngồi, cúi , ho hắt xì mach .
Khi bị chứng bệnh này cách duy nhất là mổ nội soi thoát vị bẹn .
Nguyên Nhân Thoát Vị Bẹn
- Do còn tồn tại hoàn toàn hoặc một phần ống phúc tinh mạc- Bao giờ củng là thoát vị chéo ngoài.
- Hay gặp ở trẻ em và vị thành niên.
- Dễ bị nghẹt (vì tạng thoát vị nằm trong bao thớ thừng tinh, chui qua lỗ bẹn nông xuống bìu, lỗ bẹn nông hẹp sẽ gây nghẹt).
- Do cân cơ thành bụng yếu, nhẽo, áp lực ổ bụng tăng.
- Tạng thoát vị nằm ngoài bao thớ thừng tinh; tạng TV chui ở hố bẹn giữa, không tụt xuống bìu; là thoát vị trực tiếp.
- Thường gặp ở người già, yếu, suy kiệt.
- Rất ít bị nghẹt vì túi thoát vị hình chóp nón cụt, nhưng sau mổ hay tái phát => Dù TVB bẩm sinh hay mắc phải thì cổ túi thoát vị bao giờ cũng nằm trên cung đùi.
Thoát vị thể chỏm: Tạng thoát vị mới chui ra lỗ bẹn ngoái ( hố bẹn sâu).
Thoát vị kẽ: Tạng thoát vị đã nằm trong ống bẹn.
Thoát vị bẹn – mu: Tạng thoát vị mới chui qua lỗ bẹn trong ( nông) đến gốc bìu.
Thoát vị bẹn – bìu: Tạng thoát vị đã chui xuống bìu và tiếp giáp với tinh hoàn.
Mổ Nội Soi Thoát Vị Bẹn
Đây là kỹ thuật mới lần đầu được ứng dụng tại Việt Nam và hiện chỉ có đơn vị ngoại nhi của Bệnh viện Xanh Pôn thực hiện kỹ thuật này.
Theo PGS.TS NGuyễn Văn Tuấn, Phó Giám đốc bệnh viện, người phẫu thuật chính của kíp mổ cho biết từ ngày 14/6 đến nay, bệnh viện đã mổ bằng phương pháp này cho 10 bệnh nhân, các ca mổ thành công, sức khỏe tiến triển tốt, đặc biệt, bệnh nhân mổ buổi hôm trước thì hôm sau đã có thể được xuất viện.
Thoát vị bẹn là một bệnh rất phổ biến ở trẻ em với dấu hiệu là có khối phồng ở bẹn/bìu. Phương pháp điều trị thường quy cho bệnh này là phẫu thuật mổ mở đường bẹn với vết mổ khoảng 3cm. Phẫu thuật nội soi thông thường có 2-3 vết mổ riêng biệt.
Tuy nhiên cả 2 phương pháp này đều để lại những sẹo sau mổ. Với phương pháp phẫu thuật nội soi một lỗ qua rốn sẽ giúp làm giảm sang chấn cho bệnh nhân và đặc biệt sau mổ, bệnh nhân không còn nhìn thấy sẹo vì bản thân rốn là sẹo tự nhiên của cơ thể.
Có nhiều phương pháp điều trị. Mục đích của phẫu thuật là làm mất đi (khâu 2 bờ của lỗ thoát vị, làm mất điểm yếu trên thành bụng nhưng để lại sức căng của đường khâu cân cơ-tension repair) hoặc làm vững mạnh (tạo vạt che hoặc dùng “mảnh vá” (surgical mesh- một lưới sợi tổng hợp) che phủ điểm yếu của thành bụng, làm vững mạnh điểm yếu và không làm căng cân cơ thành bụng-tension free repair) điểm yếu của thành bụng.
Mổ mở:
Tension repair:
Phẫu thuật Bassini.
Phẫu thuật Shouldice
Phẫu thuật McVay
Tension-free repair
Đặt mesh tổng hợp (giống như tấm lưới sợi tổng hợp) làm vững mạnh hơn vị trí thành bụng yếu.
Mổ nội soi: Có thể đi trong hoặc ngoài phúc mạc qua đó đặt mesh tổng hợp che phủ điểm yếu của thành bụng ngoài phúc mạc.
Trẻ em: Thoát vị bẹn là do tồn tại ống phúc tinh mạc nên khi mổ chỉ cần rạch da 2-3 cm trên thành bụng, phẫu tích và thắt ống phúc tinh mạc ở lỗ bẹn sâu là đủ.
Tension repair:
Phẫu thuật Bassini.
Phẫu thuật Shouldice
Phẫu thuật McVay
Tension-free repair
Đặt mesh tổng hợp (giống như tấm lưới sợi tổng hợp) làm vững mạnh hơn vị trí thành bụng yếu.
Mổ nội soi: Có thể đi trong hoặc ngoài phúc mạc qua đó đặt mesh tổng hợp che phủ điểm yếu của thành bụng ngoài phúc mạc.
Trẻ em: Thoát vị bẹn là do tồn tại ống phúc tinh mạc nên khi mổ chỉ cần rạch da 2-3 cm trên thành bụng, phẫu tích và thắt ống phúc tinh mạc ở lỗ bẹn sâu là đủ.
Xem thêm : Mổ thoát vị bẹn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét