Thứ Ba, 5 tháng 7, 2016

Mổ thoát vị bẹn

Mỗi một loại bệnh tật đều có cách chữa trị khác nhau và sử dụng thứ thuốc khác nhau . Với một sổ bệnh thì không phải phẫu thuât , nhưng với bệnh thoát vị bẹn thì là loại bệnh chắc chăn phải mổ phẫu thuật. Và mổ thoát vị bẹn như thế nào như thế nào chúng ta cùng xem bài viết sau :






Thoát Vị Bẹn Là Gì





- Thoát vị là do một điểm yếu của thành cơ bụng khiến các tạng bên trong phúc mạc ra. Thoát vị có thể phát sinh ở nhiều bộ phận của cơ thể như: bẹn, rốn, đùi, bìu, môi lớn (ở nữ giới). Thoát vị bẹn ở nam giới được định vị ở háng khi ruột chui tọt xuống bẹn, thậm chí chui luôn vào bìu. Lý do có hiện tượng đó, bởi vì, ống bẹn là đường đi của tinh hoàn từ ổ bụng xuống bìu trong thời kỳ phôi thai vào tuần thứ 12 cuối thai k




- Thoát vị bẹn là dị tật do ống bẹn và ống phúc tinh mạc không bịt kín ngay khi trẻ chào đời, biểu hiện bằng một khối phồng tại vùng bẹn - bìu ở trẻ trai và ở gần âm hộ của trẻ gái. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời, các cơ quan trong ổ bụng như ruột, buồng trứng (ở bé gái) có thể chui vào ống phúc tinh mạc và bị nghẹt. Còn với trẻ trai, do mạch máu nuôi tinh hoàn bị chèn ép bởi các nội tạng bị nghẹt, ruột ép vào bó mạch tinh hoàn, sẽ gây giảm lượng máu nuôi đến tinh hoàn. Thậm chí, ở các trẻ bị dị tật này, nếu không được mổ kịp thời sẽ dẫn đến nghẹt ruột, hoại tử ruột rất nguy hiểm.

- Bệnh hay gặp ở trẻ trai hơn trẻ gái. Những trẻ nam bị thoát vị bẹn bên trái có 20 - 30% cũng kèm theo ở bên phải. Nhưng nếu ở bên phải thì khả năng bị bệnh còn lại thấp hơn.

- Dấu hiệu phát hiện bệnh: Khi trẻ bị các khối sưng phồng ở bẹn, xuất hiện khi quấy khóc rồi lại xẹp khi nằm yên – đây rất có thể là dấu hiệu trẻ bị thoát vị bẹn. Cha mẹ cần đưa trẻ tới khám để chẩn đoán đúng bệnh và có hướng xử lý sớm, hiệu quả.

Nguyên Nhân


Nguyên nhân thoát vị bẹn là do là ống bẹn và ống phúc tinh mạc không được bịt kín ngay khi trẻ chào đời (bẩm sinh). Đây là nguyên nhân chủ yếu, gây ra thoát vị bẹn. Bệnh chủ yếu ở nam giới (nam giới mắc thoát vị bẹn nhiều gấp 7 - 8 lần nữ giới). Ngoài ra còn có nguyên nhân mắc phải, do lao động nặng nhọc, mang vác làm tăng áp lực trong ổ bụng hoặc sau phẫu thuật ruột thừa, gãy xương chậu hoặc do thành bụng yếu bởi tuổi tác hoặc do táo bón lâu ngày khi đi đại tiện phải rặn mạnh. Vì vậy, thoát vị bẹn gặp ở mọi lứa tuổi do bẩm sinh hoặc do mắc phải (trẻ em, người lao động nặng, đặc biệt ở người có tuổi do thành bụng yếu hoặc táo bón lâu ngày). Tuy vậy, trong thực tế có một số trường hợp, không bị thoát vị bẹn mặc dù còn tồn tại ống phúc tinh mạc, điều này vẫn chưa có lời giải thỏa đáng.




Mổ Thoát Vị Bẹn





 Trước kia, để điều trị thoát vị bẹn, các bác sĩ phải rạch một đường dài 2-3cm ngay bẹn. Điều này gây đau đớn cho trẻ, vết thương lâu lành, nhất là đối với trẻ sơ sinh, ít tháng. Hiện nay, nhiều bệnh viện đã điều trị thoát vị bẹn bằng mổ nội soi 3 lỗ. Tuy nhiên, 3 lỗ nội soi vẫn để lại sẹo. PGS-TS Trần Ngọc Sơn – Phó Giám đốc BVĐK Xanh Pôn cùng các đồng nghiệp đã tìm được phương pháp mổ nội soi 1 lỗ không nhìn thấy sẹo. Cụ thể, tại vị trí rốn của bệnh nhân, phẫu thuật viên sẽ đặt dụng cụ trocar quan sát và hỗ trợ cuộc mổ. Từ bên ngoài, phẫu thuật viên sử dụng một loại kim đặc biệt đi xuyên qua thành bụng khâu từ bên ngoài chỗ thoát vị bên trong cơ thể. Với phương pháp mổ này, trẻ ít bị đau đớn, mau bình phục và sẹo “lấp” ở rốn nên không nhìn thấy.

 Các phương pháp phẫu thuật điều trị thoát vị kinh điển (Stoppa, Bassini, Shouldice…) đã dần được thay thế bằng các phương pháp nội soi hiện đại (nội soi qua phúc mạc hoặc trước phúc mạc).


 Mổ thoát vị bẹn . Một phương pháp tiên tiến và hiệu quả khác được áp dụng tại Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội là kỹ thuật Lichtenstein: phẫu thuật tạo hình đặt lưới qua đường mổ mở để tăng độ bền vững của thành bụng. Cũng như các phẫu thuật đặt bộ phận nhân tạo (prothesis) khác, kỹ thuật này đòi hỏi phải được thực hiện trong điều kiện tiệt trùng rất nghiêm ngặt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét