Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

Phẫu thuật thoát vị bẹn như thế nào

Tỉ lệ mắc bệnh cao ở trẻ thiếu tháng. Trẻ trai mắc nhiều hơn trẻ gái. Bệnh bị ở bên phải khoảng 60%, ở bên trai 25%, ơ ca  hai bên 15%. Khoan g 6% số bệnh nhân bị thoát vị bẹn bị dị tật ẩn tinh hoàn kèm theo. Đây là một bệnh cần phát hiện sớm, cần mổ sớm, tránh mổ khi có biến chứng. Phải phẫu thuật thoát vị bẹn để tránh biến chứng thoát vị nghẹt .





1. Phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn là gì


Phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn tương tự như các phương pháp nội soi khác. Bệnh nhân được gây mê toàn thân và rạch đường rạch nhỏ ở bụng để đặt trocar (một trocar 10mm và 2 trocar 5mm). Ổ bụng được bơm khí CO2 để tạo khoang cho phẫu thuật viên có thể thực hiện các thao tác trong ổ bụng. Phẫu thuật viên phẫu tích lỗ thoát vị và đặt lưới để tăng cường thành bụng. Và phẫu thuật thoát vị bẹn sao cho tốt cần nhiều lưu ý khi bạn đến tìm gặp bác sĩ .



2. Những lợi ích của phương pháp

• Thời gian nằm viện ngắn: Hầu hết bệnh nhân sau mổ có thể ra viện trong vòng 1-2 ngày sau mổ.
• Thời gian hồi phục sau mổ sớm: Bạn có thể trở lại hoạt động nhẹ nhàng sau 1 – 2 tuần. Những hoạt động gắng sức nên đợi sau khoảng 4 tuần sau mổ.
• Ít đau sau mổ: các nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh nhân sau mổ nội soi thoát vị bẹn ít đau hơn nhiều so với mổ mở truyền thống do việc chỉ rạch đường nhỏ trên ổ bụng.
• Tỷ lệ tái phát thấp.
• Giá trị thẩm mĩ cao

3. Chỉ định và chống chỉ định của phương pháp


Phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị được áp dụng cho hầu hết thoát vị bẹn ( thoát vị bẹn trực tiếp hay gián tiếp, thoát vị bẹn tái phát sau mổ mở).
Những bệnh nhân không nên mổ nội soi điều trị thoát vị bẹn gôm:
o Thoát bị bẹn nghẹt.
o Chống chỉ định gây mê nội khí quản ( mắc các bệnh mạn tính nặng: hô hấp, tim mạch).
o Mắc các bệnh về rối loại đông máu.
o Đang dùng các thuốc chống đông
o Có tiền sử mổ cũ ổ bụng.
o Phụ nữ có thai
o Béo phì mức độ nặng

4. Bạn cần làm những gì trước và sau khi phẫu thuật.


• Trước khi phẫu thuật bác sĩ sẽ cho bạn làm một số xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh để đánh giá bạn có đủ điều kiện để gây mê toàn thân và phẫu thuật hay không.
• Nhịn ăn uống từ sau 21h tối ngày hôm trước phẫu thuật
• Trước mổ bạn được dùng kháng sinh dự phòng để chống nhiễm trùng.
• Sau khi mổ xong bạn sẽ được chuyển vào phòng hậu phẫu theo dõi khoảng 1-2 tiếng. Khi ổn định bạn sẽ được chuyển về khoa điều trị.
• Bạn có thể được ra viện trong vòng 1-2 ngày.

5. Những biến chứng có thể gặp trong và sau mổ


• Chảy máu
• Bí tiểu: có thể do tiền liệt tuyến to
• Dị ứng lưới (hiếm gặp)
• Dính ruột (hiếm gặp)
• Đau mạn tính (it gặp)


Những điều cần lưu ý


Khi phát hiện thấy các khối u vùng bẹn, bẹn – bìu ở trẻ trai hoặc bẹn – môi ở trẻ gái phải nghĩ tới bệnh – tật do còn tồn tại ống phúc tinh mạc và tới khám tại các chuyên khoa phẫu thuật nhi.

Đây là bệnh thường gặp ở trẻ sinh thiếu tháng, nên các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý hơn ở những trẻ này. Quan niệm bệnh “không sao cả, bệnh sẽ khỏi khi trẻ lớn lên” là quan điểm sai lầm. Cũng không nên chờ trẻ lớn mới phẫu thuật mà ngược lại cần được mổ càng sớm càng tốt


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét