Tổng hợp các bệnh thoát vị
- Thoát vị đĩa đệm
- Thoát vị bẹn
A : thoát vị đĩa đệm là gì :
Bình thường đĩa đệm nằm ở khe giữa hai đốt sống, có lớp vỏ sợi bọc nhân nhày ở trung tâm. Nhờ tính chất đàn hồi, đĩa đệm coi như một bộ phận giảm sóc, bảo vệ cột sống khỏi bị chấn thương.
Ở những người tuổi từ 30 trở lên, đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sợi bên ngoài dễ bị rạn nứt, rách. Trên cơ sở đó, nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống, nhân nhày có thể chui qua chỗ rạc vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh, gây ra đau đớn và các biến chứng. Khi đó gọi là và thường chiếm tới 70% đau cột sống lưng.
B : thoát vị bẹn
- Thoát vị vùng bẹn là bệnh lý thường gặp ở nhiều lứa tuổi, từ sơ sinh đến người già, nam nhiều hơn nữ, 90% gặp ở nam giới.Thành bụng, vùng bụng đùi có những điểm yếu tự nhiên, qua đó có thể hình thành các túi phình chứa ruột, mạc nối lớn đó gọi là túi thoát vị.
Điều trị thoát vị cơ bản là phẫu thuật.
Cơ sở giải phẫu của thoát vị bẹn
Thoát vị bẹn gián tiếp (chéo ngoài) bẩm sinh
Bình thường là là sau khi được sinh ra sáu tháng đến 1 năm, ống phúc tinh mạc sẽ tắc lại tạo thành dây xơ Cloquet. Nếu ống này không dính sẽ tạo nên thoát vị bẹn gián tiếp bẩm sinh
Thoát vị bẹn gián tiếp bẩm sinh có đặc điểm là: bao thoát vị chui qua lỗ bẹn sâu đi vào ống bẹn, ra lỗ bẹn nông và xuống bìu. Túi thoát vị và thừng tinh cùng nằm trong bao xơ chung.
Thoát vị bẹn gián tiếp (chéo ngoài) mắc phải
triệu chứng thoát vị bẹn ở hố bẹn ngoài, tại nơi trước kia tinh hoàn đi qua để xuống bìu để lại một khe lõm phía ngoài động mạch thượng vị dưới (khe Hesselbach). Khi áp lực trong ổ bụng tăng lên tạo ra túi thoát vị. Túi thoát vị không nằm trong vùng bao xơ chung của thừng tinh mà ở ngoài bao xơ thừng tinh.
Thoát vị bẹn trực tiếp
Là thoát vị xảy ra qua vùng hố bẹn giữa (bên ngoài là động mạch thượng vị và dây chằng Hesselbach, bên trong là động mạch rốn và dây chằng Henle).
gặp ở người lớn, già, thành bụng nhão
Hố bẹn giữa là một diện yếu nằm trong tam giác Hesselbach, (cạnh trên ngoài là động mạch thượng vị, cạnh trên trong là bờ ngoài cơ thẳng bụng, cạnh dưới là cơ dải chậu mu Thompson (còn gọi là dây chằng bẹn poupart).
Triệu chứng thoát vị bẹn
Ngoài dựa vào các triệu chứng ở trên, để chẩn đoán thoát vị bẹn người bệnh có thể được chỉ định làm các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết như siêu âm, nội soi ổ bụng. Những trường hợp khó cần phân biệt với một số bệnh sau: triệu chứng thoát vị bẹn
- Tràn dịch màng tinh hoàn: Da bìu căng, không sờ được mào tinh hoàn, không bấm được màng tinh hoàn, soi đèn pin ánh sáng xuyên qua khối dịch màu hồng nhạt xung quanh, giữa tối.
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Sờ bìu có cảm giác như sờ vào búi giun dưới tay. Dồn khối phồng lên hết, bịt lỗ bẹn nông, cho bệnh nhân đứng dậy thả tay thấy khối phồng xuất hiện từ dưới lên (nếu từ trên xuống là trong thoát vị bẹn).
- Tinh hoàn lạc chỗ: Không sờ thấy tinh hoàn cùng bên, ranh giới rõ, mật độ chắc ấn đau tức.
Để chẩn đoán chính xác bệnh thoát vị bẹn, người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được tư vấn chữa trị phù hợp.
Xem thêm : cách chữa thoát vị bẹn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét